34. Cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng tại Công an tỉnh
Cập nhật ngày: 16-09-2024
Thủ tục | Cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng tại Công an tỉnh |
Trình tự thực hiện |
- Bước 1: Cơ quan, đơn vị ở địa phương có nhu cầu trang bị vũ khí quân dụng nộp hồ sơ tại cơ quan Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần. - Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiếp nhận hồ sơ, ghi vào sổ theo dõi hồ sơ đã tiếp nhận; ghi và giao giấy biên nhận hồ sơ cho người được cơ quan, đơn vị cử đến nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai chưa chính xác thì hướng dẫn bằng văn bản ghi rõ thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai lại. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do không tiếp nhận cho cơ quan, đơn vị đã đề nghị. - Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy biên nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị ở địa phương có nhu cầu trang bị vũ khí quân dụng đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng. |
Thành phần hồ sơ |
- Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại, kèm theo văn bản phê duyệt của lãnh đạo Bộ, ngành; bản sao quyết định thành lập cơ quan, đơn vị; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ. - Số lượng hồ sơ: 01 bộ. |
Thời hạn giải quyết | 05 ngày làm việc. |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức. |
Cơ quan thực hiện | Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng. |
Lệ phí | 10.000 đồng/01 khẩu/chiếc |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không. |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện |
Chỉ cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng cho đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017), cụ thể: “1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm: a) Quân đội nhân dân; b) Dân quân tự vệ; c) Cảnh sát biển; d) Công an nhân dân; đ) Cơ yếu; e) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; g) Kiểm lâm, Kiểm ngư; h) An ninh hàng không; i) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.” |
Cơ sở pháp lý |
- Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017). - Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. - Thông tư số 16/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. - Thông tư số 17/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ. - Thông tư số 18/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu và trình tự cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy phép, Giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ. - Thông tư số 23/2019/TT-BTC ngày 19/4/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 218/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh, phí sát hạch cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; lệ phí cấp Giấy phép quản lý pháo; lệ phí cấp Giấy phép quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. |
Các tin khác