Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững”
Cập nhật ngày: 22-08-2022
 
Ngày 21/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc “Nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân; chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững”.
 

D và ch trì Hi ngh ti đim cu tnh Bc Liêu có đng chí Phm Văn Thiu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Ch tch UBND tnh.

Quang cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Bạc Liêu

Báo cáo tại Hội nghị, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân đã đạt được nhiều kết quả cơ bản, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước. Đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2022: Tỷ lệ bao phủ BHYT tăng từ 81,7% năm 2016 lên 91,01% năm 2021; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 19,0% chỉ tiêu là 20,4%; tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe đạt 70%; tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sĩ làm việc là 94%; ước vượt chỉ tiêu giao năm 2022 của Quốc hội và Chính phủ về số bác sĩ trên 10.000 dân, và số giường bệnh trên 10.000 dân.

Bên cạnh đó, ngành Y tế cũng còn những tồn tại và hạn chế như: Hệ thống thể chế, chính sách trong lĩnh vực y tế còn bất cập, nhiều quy định chưa rõ ràng, chưa bao quát được hết các khía cạnh như trong việc mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, đầu tư, năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng còn hạn chế, nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo….

Về phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, ngành Y tế sẽ tiếp tc tập trung giải quyết cả những tồn tại trước mắt như đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đấu thầu; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công; đẩy mạnh cấp phép thuốc, trang thiết bị y tế… song song với đó là giải quyết các vấn đề mang tính lâu dài như hoàn thiện thể chế, chính sách; đổi mới tài chính y tế; đầu tư phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở. Tập trung công tác xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về mua sắm, đấu thầu, bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu; xã hội hóa, quản trị đơn vị sự nghiệp công; đổi mới mạnh mẽ tài chính y tế và BHYT.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, trao đổi làm rõ hơn những thành tựu, bài học kinh nghiệm trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân; đồng thời đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp nhằm chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính ph Phạm Minh Chính nhn mnh, thời gian qua, đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế đã trải qua rất nhiều khó khăn, mt mát. Chính những hy sinh, vất vả của ngành Y tế đã góp phần quan trọng để chúng ta kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế -  xã hi phục hồi và khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực.

Để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, chủ động thích ứng linh hoạt, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội đất nước phục hồi nhanh, phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ngành Y tế tiếp tục xây dựng những giải pháp phù hợp để phát triển hệ thống y tế toàn diện cả công lập và ngoài công lập; đẩy nhanh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế (khám chữa bệnh từ xa, thực hiện các thủ tục trên môi trường mạng, kết nối cơ sở cung ứng thuốc, đơn thuốc điện tử, hồ sơ sức khỏe điện tử, làm sạch dữ liệu tiêm chủng…); cán bộ, công chức, nhân viên toàn ngành cần đoàn kết, đồng lòng với mục tiêu tất cả vì người bệnh, chủ động trong việc kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh, trong đó có việc tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tiêm chủng vắc xin với mục tiêu không để dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại.


Nguồn: baclieu.gov.vn