11. xét công nhận liệt sĩ .CÔNG AN BẠC LIÊU
11. xét công nhận liệt sĩ
Cập nhật ngày: 16-09-2024
 
 
Thủ tục Xét công nhận liệt sĩ, cấp bằng “Tổ quốc ghi công” và “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” đối với liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ tại Công an cấp tỉnh
Trình tự thực hiện Bước 1: Công an các đơn vị có cán bộ hy sinh phối hợp Phòng TCCB hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn tại Điểm 2, Mục 5.4 ở trên chuyển về Công an tỉnh về Phòng TCCB.
Bước 2: Phòng TCCB hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ từ Công an các đơn vị chuyển đến; kiểm tra, xác minh, bổ sung hồ sơ, tài liệu và thực hiện quy định sau:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì tham mưu cấp giấy báo tử và văn bản đề nghị xác nhận liệt sĩ; gửi hồ sơ đề nghị đến Cục TCCB;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng cần phải làm rõ một số nội dung thì tổ chức thẩm tra, xác minh. Khi có kết quả thì thực hiện theo các trường hợp trên.
Bước 3: Tiếp nhận Bằng “Tổ quốc ghi công” từ Cục TCCB; thông báo cho thân nhân liệt sĩ biết, phối hợp với Công an các đơn vị và UBND cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ cư trú tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ và trao Bằng “Tổ quốc ghi công” cho thân nhân
Bước 4: Bàn giao hồ sơ xác nhận liệt sĩ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thân nhân liệt sĩ cư trú để thực hiện chế độ chính sách
Cách thức thực hiện 1. Tiếp nhận hồ sơ
- Phòng TCCB tiếp nhận hồ sơ từ Công an các đơn vị, hoàn thiện thủ tục gửi đề nghị đên Cục TCCB.
- Cục TCCB tiếp nhận hồ sơ từ Công an tỉnh.
2. Trả kết quả
Phòng TCCB tiếp nhận Bằng “Tổ quốc ghi công” từ Cục TCCB chuyển đến:
+ Thông báo cho thân nhân liệt sĩ biết;
+ Phối hợp UBND cấp xã nơi thân nhân liệt sĩ cư trú tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ và trao bằng “Tổ quốc ghi công” cho thân nhân liệt sĩ.
 + Bàn giao hồ sơ xác nhận liệt sĩ cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi thân nhân liệt sĩ cư trú để thực hiện chế độ đối với thân nhân liệt sĩ theo quy định.
Thành phần số lượng hồ sơ * Thành phần hồ sơ:
1. Giấy báo tử (Mẫu LS1).
2. Các giấy tờ làm căn cứ cấp giấy báo tử
(1) Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu, phải có giấy xác nhận về trường hợp hy sinh của Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
(2) Cán bộ, chiến sĩ làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị. Trường hợp bị chết trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là liệt sĩ, phải có.
a) Quyết định cử đi làm nghĩa vụ quốc tế của cấp có thẩm quyền;
b) Giấy xác nhận trường hợp hy sinh của đơn vị cấp Cục, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương trở lên.
(3) Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong trường hợp trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự, phải có:
a) Kết luận của cơ quan điều tra;
b) Trường hợp không xác định được đối tượng phạm tội phải có quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án;
c) Trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn hoặc không xác định được nới đối tượng cư trú phải có quyết định truy nã bị can;
d) Trường hợp án kéo dài phải có quyết định gia hạn điều tra;
đ) Trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết phải có một trong các giấy tờ sau: Quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án.
(4) Cán bộ chiến sĩ hy sinh trong trường hợp dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh, phải có biên bản sự việc của Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
(5) Cán bộ chiến sĩ hy sinh trong trường hợp dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân, phải có biên bản sự việc của Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên hoặc UBND cấp xã nơi xẩy ra sự việc.
(6) Cán bộ chiến sĩ hy sinh trong trường hợp do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật, phải có giấy xác nhận trường hợp hy sinh và giấy xác nhận hoặc quyết định cử đi làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật và của cấp có thẩm quyền.
(7) Cán bộ chiến sĩ hy sinh trong trường hợp khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao, phải có:
a) Quyết định hoặc văn bản giao nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ của cấp có thẩm quyền;
b) Biên bản xẩy ra sự việc của Đoàn (Đội) quy tập.
(8) Cán bộ, chiến sĩ là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát (không áp dụng đối với thương binh loại B) trong các trường hợp sau:
a) Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên phải có giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế kèm theo hồ sơ thương binh.
b) Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% phải có bản sao bệnh án điều trị và biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của bệnh viện cấp huyện trở lên kèm theo hồ sơ thương binh;
(9) Cán bộ, chiến sĩ được xác đinh hy sinh trong trường hợp mất tin, mất tích sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ, phải có phiếu xác minh (Mẫu LS2) của Công an đơn vị, địa phương có thẩm quyền. Đối với trường hợp nêu trên mất tin, mất tích từ 01/01/1990 trở về sau thì ngoài phiếu xác minh và các giấy tờ tương ứng với từng trường hợp phải có thêm quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết  theo quy định của Luật Dân sự.
(10) Cán bộ chiến sĩ hy sinh trong trường hợp trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai, phải có biên bản xẩy ra sự việc của đơn vị trực tiếp tổ chức huấn luyện, diễn tập kèm theo một trong các giấy tờ sau:
a) Bản sao Kế hoạch hoặc văn bản chỉ đạo có liên quan của cấp có thẩm quyền;
b) Quyết định giao nhiệm vụ huấn luyện chiến đầu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh của cấp có thẩm quyền.
(11) Cán bộ, chiến sĩ hy sinh từ ngày 31/12/1994 trở về trước đã được ghi là liệt sĩ ở một trong các giấy tờ sau: Giấy báo tử trận; Huân chương; Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vũ vang; Danh sách liệt sĩ đã được lưu trữ tại các trung đoàn và tương đương trở lên; Lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản; Báo cáo hàng năm từ trước năm 1995 của các cấp ủy đảng được lưu giữ tại cơ quan có thẩm quyền.
3. Văn bản nêu chi tiết trường hợp hy sinh của cán bộ, chiến sĩ và đề nghị của Công an tỉnh.
* Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ.
Thời hạn giải quyết Chưa quy định
Đối tượng thực hiện Cá nhân
Cơ quan thực hiện Công an tỉnh Bạc Liêu
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Lễ truy điệu liệt sĩ và Bằng “Tổ quốc ghi công”.
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện - Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;
- Cán bộ, chiến sĩ làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị. Trường hợp bị chết trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là liệt sĩ;
- Cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong trường hợp trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;
- Cán bộ chiến sĩ hy sinh trong trường hợp dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh;
- Cán bộ chiến sĩ hy sinh trong trường hợp dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;
- Cán bộ chiến sĩ hy sinh trong trường hợp do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
- Cán bộ chiến sĩ hy sinh trong trường hợp khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;
- Cán bộ, chiến sĩ là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát (không áp dụng đối với thương binh loại B) trong các trường hợp sau:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát có xác nhận của cơ sở y tế.
+ Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;
- Cán bộ, chiến sĩ được xác đinh hy sinh trong trường hợp mất tin, mất tích sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ;
- Cán bộ chiến sĩ hy sinh trong trường hợp trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai.
Căn cứ pháp lý - Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11, ngày 29/6/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng.
- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
- Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, ngày 30/12/2021 Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH, ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
- Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Bộ LĐTB và XH - Bộ Quốc Phòng hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ.
- Thông tư số 61/2013/TT-BCA, ngày 20/11/2013 của Bộ Công an quy định chi tiết về thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng trong Công an nhân dân.