CÔNG AN BẠC LIÊU
Nấu nướng không để ý, mất hết vitamin
Cập nhật ngày: 31-10-2016, lượt xem: 193
Thói quen sinh hoạt và ăn uống của cuộc sống hiện đại khiến nhiều người bị thiếu hụt vitamin, có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với cơ thể.

Hãy cùng xem đâu là những nguyên nhân của sự thiếu hụt đó.

vitamin, thiếu hụt vitamin, nguyên nhân thiếu vitamin, hậu quả thiếu vitamin

Vitamin, (chủ yếu là các vitamin tan trong nước) có vai trò xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, đảm bảo cho quá trình chuyển hóa, giải phóng năng lượng. 

Còn chủ yếu vitamin tan trong chất béo thì có chức năng tạo hình,tham gia cấu truc của các mô, các cơ quan trong cơ thể. 

Vitamin rất cần cho cơ thể, thiếu vitamin sẽ dẫn tới rối loạn hoạt động, rối loạn cấu trúc và chức năng gây nên bệnh tật, có thể tử vong.

Việc các vitamin nghèo đi trong các cây thực phẩm, các sản phẩm động vật do phương pháp trồng trọt và chăn nuôi hiện nay. 

Các sản phẩm cung cấp vitamin trong các loại rau, củ, quả hiện nay được trồng theo kiểu quan tâm đến số lượng mà ít quan tâm đến chất lượng: Rau trồng với mục tiêu kinh doanh, giá rẻ, đây là loại rau không an toàn, dễ bị nhiễm các kim loại nặng, vi khuẩn, dư lượng thuốc trừ sâu, hormon tăng trưởng… có thể gây ngộ độc cấp và mạn tính.

Rau an toàn thì tuân thủ các quy định về phân bón, về thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng truorng tuy đạt độ an toàn theo GAP, Việt GAP nhưng chưa đảm bảo chất lượng về vitamin chất khoáng do thời gian sinh trưởng bị cắt ngắn.

Ngoài ra, các vitamin rất dễ bị phá hủy bởi ánh sáng, nhiệt độ, ôxy, không khí, PH, hóa chất… 

Ví dụ như vitamin C rất dễ bị phân hủy bởi ánh sáng, tiếp xúc với các enzyme, các kim loại, đặc biệt là sắt và đồng, dễ bị ôxy hóa trong môi trường kiềm, dễ mất đi theo thời gian bảo quản. 

Rau quả khi đun chín sẽ mất đi 95% vitamin C. Khoai tây mất 15% mỗi tháng trong quá trình bảo quản. Rau cải, xu hào mất hết vitamin C trong vài ngày đầu. Nước cam hao hụt vitamin C nhanh chóng nếu để tiếp xúc với ánh sáng, mở nút, để hở.

Quá trình chế biến, nấu nướng, bảo quản cũng gây nên sự phân hủy vitamin rất lớn. Vitamin B hao hụt trung bình 50%. Vitamin B5 (acid pantothenic) hao hụt 20-50%. Vitamin B8 (vitamin H, biotin) hao hụt 10-40%; Vitamin B6: 10-50%; Vitamin B9 (acid folic) tới 90%; Vitamin A, D dễ bị ánh sáng phân hủy. Vitamin E dễ bị oxy hóa hủy hoại; Các vitamin tan trong nước rất dễ bị hư hao do chế biến, rửa nước, đun nấu

Vitamin có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật, động vật khác nhau với hàm lượng khác nhau. Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm từ thực vật ngày càng ít đi, đó cũng là nguyên nhân khiến cho sự thiếu hụt vitamin hàng ngày.

Ngoài ra, xu thế sử dụng và lạm dụng kháng sinh càng ngày càng tăng, làm rối loạn vi khuẩn đường ruột,gây hạn chế sự tổng hợp một số vitamin như vitamin K.

Phụ nữ ngày nay có xu hướng mặc quần áo chống nắng kín mít khi ra ngoài trời, hoặc ngại ra ngoài trời cũng là một nguy cơ thiếu vitamin rất cao.

Các thực phẩm công nghiệp, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm bảo quản hầu như có hàm lượng vitamin rất thấp. Trong đó, xu thế sử dụng các thực phẩm này càng tăng lên và khẩu phần rau củ, quả tươi ngày càng ít đi.

Vitamin không sinh năng lượng, cơ thể không tổng hợp và dự trữ được vitamin. Mỗi vitamin có một vai trò nhất định đối với cơ thể. Các vitamin không thể thay thế cho nhau. Vì vậy, phải bổ sung vitamin qua thực phẩm ăn uống hàng ngày.


Theo: Vietnamnet.vn

Các tin khác