"Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế, gạo mầm được lên mầm từ gạo lứt nguyên phôi và trong 1kg gạo mầm chứa: Cacbohydrates: 700 – 800g; Protein: 70 – 110g; Lipid: 20 – 30g; Chất xơ: 4 – 6g; Gaba (Gamma aminobutyric acid): 120 – 200mg; Inositol: 100 – 170mg; Calcium: 50 – 80mg; Vitamin B1: 3 – 7mg; Vitamin E: 3 – 6mg.
Các chất dinh dưỡng này lại dễ hấp thu hơn so với gạo lứt thông thường nên là một trong những lựa chọn tốt. Chỉ số đường huyết (Glycemic index: % so với chỉ số của glucose) là 58, thấp hơn hẳn so với gạo trắng (72), bánh mì trắng (75), khoai tây (từ 82-110 tuỳ cách chế biến.
Tổ hợp các chất này có trong gạo mầm sẽ mang đến nhiều tác dụng cho người sử dụng có thể kể đến như: Giúp ổn định đường huyết và cân bằng huyết áp; Kiểm soát mỡ máu và ngừa xơ vữa mạch máu; Phòng ngừa táo bón và đầy hơi, tốt cho hệ tiêu hóa; Chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa...
Hiện nay, đã xuất hiện nhiều sản phẩm gạo lứt mầm như: Gạo lứt mầm gấc, gạo lứt mầm nghệ, gạo lứt mầm tỏi đen...
Quy trình làm ra gạo mầm |
Yếu tố đẩy lùi đái tháo đường
Với những người bị đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuyp 2, dinh dưỡng hợp lý và tập luyện khoa học là hai yếu tố quan trọng để đẩy lùi các yếu tố nguy cơ.
Trên thực tế, vì các thức ăn như cơm trắng, bánh mỳ trắng hay khoai tây có chỉ số đường huyết cao nên khi ăn vào sẽ được hấp thu rất nhanh, và làm tăng đường máu.
Gạo lứt và gạo lứt nảy mầm đều có chỉ số đường huyết thấp hơn, do chứa nhiều chất xơ làm chậm lại quá trình tiêu hoá và hấp thu đường bột, điều đó khiến cho các tinh bột khiến cho lượng đường trong máu ổn định hơn.
Phương pháp thực dưỡng được tổ chức y tế thế giới công nhận là phương pháp phòng và chữa bệnh hiệu quả và được biết đến rộng rãi từ những năm 1982, với sự dày công nghiên cứu và thử nghiệm của bác sĩ Osawa từ sau Thế chiến 2.
Đến nay, phương pháp thực dưỡng hiện đại cũng được nhiều người quan tâm và thực hiện.
Theo tiến sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thanh Tuấn: Kết quả nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng về thành phần dinh dưỡng và chỉ số đường huyết của gạo lứt, gạo lứt nảy mầm là thực phẩm lý tưởng cho những người bị đái tháo đường, nhất là đối với những người bị đái tháo đường tuyp 2.
Điều quan trọng là sử dụng hợp lý, kết hợp với lối sinh hoạt lành mạnh, và được sự kiểm tra chặt chẽ của bác sĩ.
Gạo mầm của Việt Nam là một trong số những thực phẩm được ưa chuộng trong thời gian gần đây do tác dụng hiệu quả đối với người bị tiểu đường, điều này đã được kiểm chứng thông qua nghiên cứu y học lâm sàng và phản hồi của người sử dụng. Đó là tin vui đối với những người bị đái tháo đường và là sự lựa chọn tốt cho những người ăn kiêng.
Theo: Vietnamnet.vn