- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Tiểu đường, tăng huyết áp, cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim, vì vậy điều quan trọng là hãy kiểm soát các yếu tố này. Hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra kế hoạch điều trị hiệu quả.
- Không hút thuốc lá: Đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu bạn hút thuốc lá, hãy từ bỏ ngay.
- Duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục đều đặn: Đi bộ là một cách đơn giản để bắt đầu. Bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn về mức độ tập luyện phù hợp với bạn.
|
Ảnh minh họa
|
- Thực hiện chế độ ăn “thân thiện” với tim: Một chế độ ăn giàu hoa quả, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho trái tim của bạn. Đồng thời, hạn chế lượng chất béo no và đồ uống có đường.
- Thận trọng khi dùng aspirin: Sử dụng aspirin liều thấp hàng ngày không phù hợp với tất cả mọi người. Aspirin có thể gây ra các tác dụng phụ, vì vậy trước tiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
- Nắm được các triệu chứng đau tim: Các triệu chứng đau tim ở phụ nữ có thể khác với nam giới. Ở phụ nữ, các triệu chứng thường gặp như thở ngắn, buồn nôn, cảm giác đau hoặc căng ở ngực, cánh tay, cổ, hàm. Hãy tới gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải các triệu chứng này.
Nguồn vietnamnet.vn