CÔNG AN BẠC LIÊU
Triển lãm quân đoàn bồ câu trong Thế chiến II
Cập nhật ngày: 4-04-2022, lượt xem: 71
Nhiều người Mỹ đã liều mình đánh đổi tính mạng để truyền đi những thông điệp ưu tiên cao trong 2 cuộc đại chiến cho các lực lượng thân thiện tại những vùng chiến sự. Những kỷ vật về họ hiện đang trưng bày tại thủ đô Hoa Kỳ.

Phần lớn trong số các kỷ vật là viết về những phương pháp tinh xảo dùng trong liên lạc khi đánh chặn hoặc giải mã, đồng nghĩa nếu nhiệm vụ thất bại có thể khiến binh sĩ tử trận. Đáng chú ý, Những người nói chuyện mật mã Mỹ thổ dân (NACT) trong Thủy quân lục chiến Mỹ đã sử dụng ngôn ngữ Navajo và các loại ngôn ngữ thổ dân khác nhằm gửi đi các tin nhắn khó bị theo dõi trong suốt thời kỳ Thế chiến II, chúng giúp Mỹ đảm chắc khúc ca khải hoàn trong Chiến địa Iwo Jima.

Ngoài ra, tình báo Mỹ cũng sử dụng nhiều nhà sản xuất mã và phá mã đẳng cấp thế giới, cùng thứ công nghệ mã hóa tinh vi nhất thời kỳ đó, chẳng hạn như ECM Mark II hoặc SIGABA, đó là loại máy mật mã trông như chiếc máy đánh chữ nặng cỡ 45 kg, tương đương thị giá ngày hôm nay là 32.000 USD.

Song còn có một hệ thống chuyển thông điệp nhạy cảm mà ít có công nghệ cũng không nổi tiếng nhưng vẫn đạt độ an toàn tới hơn 90% vào thời kỳ đó, đó chính là Dịch vụ bồ câu quân sự Hoa Kỳ (USAPS), hay cũng còn được biết đến dưới cái tên Quân đoàn bồ câu tín hiệu (SPC). Quân số thực tế của SPC vào khoảng hơn 54.000 “binh điểu”.

Binh điểu có diện mạo (kích thước và vẻ ngoài) giống với đồng hương của chúng sống trong các khu vực thành thị, nhưng kỳ thực chúng là dòng lai tạo bồ câu của Bỉ, được chỉnh sửa di truyền để đạt tốc độ đáng kinh ngạc. Loại bồ câu đua này có thể bay đạt vận tốc 100 dặm/ giờ, và tốc độ bay trung bình của chúng là 60 dặm/ giờ trong khoảng cách 600 dặm hoặc hơn.

Hiếm khi chúng bị phân tâm hoặc cái gì đó làm phân tâm, và có thể huấn luyện chúng dùng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau trong ngày giữa 2 địa điểm được chỉ định. Bất kỳ dịch vụ chuyển phát nhanh trên đất liền nào (dù chuyên nghiệp hay tay ngang) đều không thể đua kịp với những con chim bay không biết mệt mỏi này. Hồ sơ về bồ câu quân sự đã có từ thời La Mã cổ đại, nhưng bồ câu Pháp và Anh đã thật sự được bổ sung vào chiến trường trong Thế chiến I một khoảng thời gian trước khi bồ câu Mỹ nhập cuộc.

SPC của Lục quân Mỹ được thành lập năm 1917. Không giống như Mỹ đã nổi tiếng ngay khi ra trận, những con chim bồ câu phải mất khá lâu để tạo dựng tên tuổi. Minh chứng là bồ câu Tổng thống Wilson, con chim anh hùng này (có chung tên với Tổng tư lệnh thứ 28) sinh ra ở Pháp vào năm 1918 khi đó Đại tá George S. Patton nắm quyền chỉ huy Quân đoàn chiến tăng.

37-1.jpg -0
Một lồng di động chứa các binh điểu của Lục quân Mỹ trong Thế chiến I. Ảnh nguồn: U.S. Army History Division.

Bồ câu Wilson xông trận tháng 9 năm 1918 trong Cuộc chiến St. Mihiel trong đó lính Mỹ và Pháp do Tướng John J. Pershing chỉ huy trong một nỗ lực chung nhằm tái chiếm thành phố Metz từ tay quân Đức. Đó là cuộc hành binh quan trọng của những cỗ xe tăng của Lực lượng quân viễn chinh Đồng Minh, nhiều chiến tăng trong số đó chỉ mới vừa hoàn thành khóa huấn luyện dưới quyền của Tướng Patton, nhưng kết thúc trận chiến sớm hơn dự định do bộ binh chùn bước.

Ngay khi ấy, từ trong những tháp pháo tăng, binh điểu Wilson được thả ra để hỗ trợ cho 2 tiểu đoàn tăng số 326 và số 327, bằng cách mang những thông điệp chính xác về những ổ súng máy của quân Đức, điều này tạo điều kiện cho các khẩu đại bác của quân Đồng Minh hạ gục chúng trước khi lính bộ binh tiến lên.

Cùng năm 1918, binh điểu Wilson được tái bổ nhiệm cho một đơn vị bộ binh, mà giới sử gia quân sự nói rằng đó chính xác là Sư đoàn 78, và được bố trí gần Grandpré, một địa điểm nằm gần biên giới Đông Bắc nước Pháp. Sư đoàn 78 đã tham gia vào cuộc chiến Meuse-Argonne (một cuộc tấn công chiến thuật) với sự tham chiến của 1,2 triệu lính Mỹ và cũng là trận đánh ác liệt nhất, lớn nhất và tử vong cao nhất trong lịch sử Mỹ.

Cuộc chiến kéo dài qua Mặt trận phía Tây và kết thúc với hiệp ước đình chiến chấm dứt Thế chiến I vào ngày 11 tháng 11 năm 1918. Từ ngày 5 tháng 10 năm 1918, binh điểu Wilson đã lao đao khi đơn vị của “anh” bị chao đảo bởi một cuộc tấn công của địch và cần được chi viện. Thất bại trong phần pháo binh dự phòng, Wilson đã bay một mạch 40km (gần bằng cự ly chạy marathon). Sau trận đó, Wilson dù sống sót nhưng được cho về hưu sớm cho đến ngày qua đời lúc 11 tuổi.

Không sử dụng đại trà như quân đội, các dịch vụ quân sự cũng sử dụng bồ câu. Nhiều con trong số đó đã dũng cảm vượt qua lưới hỏa lực địch để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Chẳng hạn như, binh điểu Cheri Ami (do Lục quân Mỹ trao cho quân Pháp) đã cứu mạng hơn 200 lính trong cuộc chiến Meuse-Argonne khi khẩn trương đáp lại lời cầu cứu từ Sư đoàn bộ binh 77, nó lao xuống và tránh hỏa lực từ pháo binh địch bắn ra. Được biết, 2 binh điểu được phóng đi trước Cher Ami đều bị quân Đức bắn hạ.

Binh điểu Cheri Ami sống sót nhưng bị mất 1 chân, mù 1 mắt, bị thương nặng ở ngực. “Cô” được nhận huân chương chiến công với cụm lá sồi của Pháp biểu trưng cho lòng quả cảm của mình. Ngày hôm nay, xác khô của Cheri Ami đang được trưng bày tại Viện bảo tàng lịch sử quốc gia Mỹ.

Hay Mocker (một binh điểu khác được Lục quân triển khai trong thời Thế chiến I) đã thực hiện 52 nhiệm vụ giao liên và là con chim bồ câu cuối cùng tử trận trên sa trường khi bị trúng đạn pháo của địch ở Pháp, sau khi thành công khi chuyển tin về địa điểm có các khẩu đội súng máy hạng nặng của địch.

Binh điểu Mocker giữ một vị trí danh dự tại Bảo tàng quốc gia mới của lục quân Mỹ ở Virginia. Sang Thế chiến II, binh điểu G.I. Joe đã trở thành người hùng vào năm 1943, khi chuyển một thông điệp tuyệt vọng kêu gọi đình lại một cuộc không kích Mỹ vào ngôi làng Calvi Vecchia (Italy) có thể dẫn đến 100 người thương vong vì hỏa hoạn.



Nguồn: cand.com.vn

Các tin khác