Biến thể Omicron có thể đã lây lan tại châu Âu trước khi Nam Phi công bố
Cập nhật ngày: 2-12-2021
 
Viện Y tế Cộng đồng và Môi trường Quốc gia (RIVM) của Hà Lan mới đây tiết lộ rằng các mẫu bệnh phẩm được lấy từ ngày 19 đến 23/11 có chứa biến thể Omicron, sớm hơn thời điểm Nam Phi báo cáo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc phát hiện ra biến thể mới, theo AP.
 
Biến thể Omicron có thể đã lây lan tại châu Âu trước khi Nam Phi công bố  -0
Ảnh minh họa AP. 

Các nhà khoa học Nam Phi công bố phát hiện ra biến thể mới ngày 24/11. Điều này đồng nghĩa với việc biến thể này có thể đã xuất hiện tại Hà Lan, thậm chí là nhiều nước khác, sớm hơn những báo cáo trước đó.

Cùng với những ca nhiễm được phát hiện mới đây tại Nhật Bản và Brazil, báo cáo của Viện RIVM cho thấy những khó khăn trong việc kiểm soát sự lây lan của virus trong thời đại hàng không phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu.

Brazil, nước đến nay ghi nhận hơn 600.000 ca tử vong vì COVID-19, mới đây phát hiện 2 ca nhiễm biến thể mới là những du khách đến từ Nam Phi, cũng là các ca nhiễm Omicron đầu tiên tại Mỹ Latin. Những du khách này được lấy mẫu từ ngày 25/11.

Nhật Bản cũng công bố ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên, cùng ngày với lệnh cấm nhập cảnh đối với những du khách từ nước ngoài có hiệu lực. Bệnh nhân này là một nhà ngoại giao từ Namibia.

Vẫn còn nhiều điều chưa biết về biến thể mới này, như việc liệu nó có dễ lây lan hơn hay gây ra các biến chứng nặng hơn, thậm chí là kháng lại vaccine hay không.

Trong nỗ lực ngăn chặn việc vội vã đóng cửa biên giới, WHO mới đây kêu gọi các nước “dựa trên cơ sở khoa học” để đưa ra các biện pháp phù hợp, nhấn mạnh rằng “biện pháp cấm đi lại sẽ không ngăn chặn được sự lây lan của virus trên quy mô thế giới, thậm chí còn cản trở kế sinh nhai của nhiều người”.

Tính đến hết tháng 11, ít nhất 56 quốc gia đã áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết mặc dù “thấu hiểu mối quan tâm của các nước trong việc bảo vệ người dân trước một biến thể mà chúng ta chưa thực sự hiểu” nhưng cũng lên tiếng chỉ trích một số nước thành viên “đưa ra biện pháp thẳng thừng không dựa trên cơ sở khoa học và điều này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất công bằng”.

Được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi cách đây hơn một tuần, Omicron được WHO gắn nhãn “biến thể đáng quan ngại” và khiến nhiều nước vội vã đóng cửa biên giới.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết nước này sẽ tiến hành yêu cầu tất cả những người nhập cảnh bằng đường hàng không phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng một ngày. Những người đã tiêm chủng đầy đủ phải có kết quả xét nghiệm âm tính có hiệu lực trong 3 ngày.

CDC Mỹ đã liệt 80 địa điểm nước ngoài “cấp độ 4”, mức độ lây truyền COVID-19 cao nhất và không khuyến khích người Mỹ đến những địa điểm này.

Biến thể Omicron có thể đã lây lan tại châu Âu trước khi Nam Phi công bố  -0

Ảnh minh họa AP. 

Các nhà khoa học Nam Phi công bố phát hiện ra biến thể mới ngày 24/11. Điều này đồng nghĩa với việc biến thể này có thể đã xuất hiện tại Hà Lan, thậm chí là nhiều nước khác, sớm hơn những báo cáo trước đó.

Cùng với những ca nhiễm được phát hiện mới đây tại Nhật Bản và Brazil, báo cáo của Viện RIVM cho thấy những khó khăn trong việc kiểm soát sự lây lan của virus trong thời đại hàng không phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu.

Brazil, nước đến nay ghi nhận hơn 600.000 ca tử vong vì COVID-19, mới đây phát hiện 2 ca nhiễm biến thể mới là những du khách đến từ Nam Phi, cũng là các ca nhiễm Omicron đầu tiên tại Mỹ Latin. Những du khách này được lấy mẫu từ ngày 25/11.

Nhật Bản cũng công bố ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên, cùng ngày với lệnh cấm nhập cảnh đối với những du khách từ nước ngoài có hiệu lực. Bệnh nhân này là một nhà ngoại giao từ Namibia.

Vẫn còn nhiều điều chưa biết về biến thể mới này, như việc liệu nó có dễ lây lan hơn hay gây ra các biến chứng nặng hơn, thậm chí là kháng lại vaccine hay không.

Trong nỗ lực ngăn chặn việc vội vã đóng cửa biên giới, WHO mới đây kêu gọi các nước “dựa trên cơ sở khoa học” để đưa ra các biện pháp phù hợp, nhấn mạnh rằng “biện pháp cấm đi lại sẽ không ngăn chặn được sự lây lan của virus trên quy mô thế giới, thậm chí còn cản trở kế sinh nhai của nhiều người”.

Tính đến hết tháng 11, ít nhất 56 quốc gia đã áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết mặc dù “thấu hiểu mối quan tâm của các nước trong việc bảo vệ người dân trước một biến thể mà chúng ta chưa thực sự hiểu” nhưng cũng lên tiếng chỉ trích một số nước thành viên “đưa ra biện pháp thẳng thừng không dựa trên cơ sở khoa học và điều này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất công bằng”.

Được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi cách đây hơn một tuần, Omicron được WHO gắn nhãn “biến thể đáng quan ngại” và khiến nhiều nước vội vã đóng cửa biên giới.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết nước này sẽ tiến hành yêu cầu tất cả những người nhập cảnh bằng đường hàng không phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong vòng một ngày. Những người đã tiêm chủng đầy đủ phải có kết quả xét nghiệm âm tính có hiệu lực trong 3 ngày.

CDC Mỹ đã liệt 80 địa điểm nước ngoài “cấp độ 4”, mức độ lây truyền COVID-19 cao nhất và không khuyến khích người Mỹ đến những địa điểm này.

Theo: cand.com.vn