Trước đó, Thượng viện và Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật tài trợ tạm thời vào chiều 30/9, gửi lên Tổng thống Joe Biden để ký, ngay trước hạn chót là nửa đêm cùng ngày, Al Jazeera đưa tin.
Thượng viện đã thông qua dự luật này với tỷ lệ 65 phiếu ủng hộ và 35 chống, trong khi tại Hạ viện là 254 phiếu ủng hộ 175 chống.
Các nhà lãnh đạo hai đảng trước đó từng bày tỏ tin tưởng rằng chính phủ sẽ không bị đóng cửa sau hạn chót vào nửa đêm.
Một số chuyên gia nhận định, cuộc bỏ phiếu này diễn ra trong bối cảnh nhiều tranh cãi chính trị và tình hình bất ổn tại Washington D.C xung quanh vấn đề dự luật ngân sách.
Lần gần nhất chính phủ Mỹ buộc phải đóng cửa một phần là vào cuối năm 2018, khi Quốc hội và Tổng thống lúc bấy giờ là ông Donald Trump không tìm được tiếng nói chung, khiến người lao động ảnh hưởng và các chương trình nghị sự của chính quyền bị đình trệ trong 35 ngày.
Dự luật chi tiêu của chính phủ Mỹ mới đạt được bao gồm 6,3 tỷ USD hỗ trợ để chi trả cho cuộc không vận vào tháng 8 của quân đội Mỹ từ sân bay Kabul và cho các chương trình tái định cư cho người tị nạn Afghanistan.
Ngoài ra, 28,6 tỷ USD sẽ được dành cho cứu trợ thiên tai, đặc biệt là công tác phục hồi sau cơn bão Ida cũng như các thảm họa thiên nhiên gần đây. 10 tỷ USD sẽ được dành cho nông dân trang trải thiệt hại mùa màng do hạn hán, cháy rừng và bão.
Mặc dù đã ngăn chặn được cuộc khủng hoảng có tên “đóng cửa chính phủ”, hai đảng tại Mỹ vẫn tranh cãi về vấn đề nâng giới hạn vay của chính phủ trước khi Mỹ có nguy cơ bị vỡ nợ thạm khốc, theo AP.
Sau khi chính phủ được cấp ngân sách tạm thời, phía đảng Dân chủ được coi là sẽ tập trung đến việc nâng giới hạn vay liên bang, hiện đang ở mức 28,4 nghìn tỷ USD.
Nguồn cand.com.vn