Biểu tình liên tục nổ ra tại Myanmar kể từ cuộc đảo chính. Ảnh Anadolu Agency. |
Bộ Thương mại Mỹ đã thêm vào “Danh sách thực thể” của mình bốn tổ chức của Myanmar, bao gồm Bộ Quốc phòng và Nội vụ, Tổng công ty Kinh tế Myanmar (MEC) và Myanmar Economic Holding (MEHL).
Theo đó, động thái này hạn chế việc xuất khẩu và tái xuất khẩu các mặt hàng tuân theo Quy chế quản lý xuất khẩu cho Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Myanmar, các thực thể chịu trách nhiệm về cuộc đảo chính và cho hai thực thể thương mại do Bộ Quốc phòng Myanmar điều hành.
Bộ Thương mại Mỹ cũng lưu ý rằng họ đã chuyển Myanmar vào “Nhóm quốc gia D:1”, trong đó đặt ra các hạn chế bổ sung đối với xuất khẩu sang quốc gia Đông Nam Á này, đặc biệt nhấn mạnh đến hạn chế xuất khẩu với các bên có yếu tố liên quan đến quân sự.
Vào ngày 1/2, Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi và khoảng 400 thành viên Quốc hội nước này đã bị quân đội bắt giữ. Quân đội tuyên bố cuộc bầu cử tháng 11/2020 là gian lận sau khi đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Suu Kyi giành chiến thắng vang dội. Quân đội cáo buộc bà đã vi phạm các hạn chế về đại dịch COVID-19 và ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm, đặt mọi quyền lực vào tay của Tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing.
Đáp lại, các cuộc biểu tình lớn đã nổ ra trên khắp đất nước, quân đội đã phải đối mặt với sức mạnh tàn khốc. Ngày 3/3 trở thành ngày đẫm máu nhất từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu, với 38 người thiệt mạng, theo phái viên Liên hợp quốc tại Myanmar.
Theo: cand.com.vn