CÔNG AN BẠC LIÊU
Thế giới đối mặt với những thách thức gì trong năm 2021?
Cập nhật ngày: 5-01-2021, lượt xem: 46
Năm 2021, thế giới sẽ đối mặt với cả những thách thức quen thuộc lẫn thách thức mới, cả mặt tích cực, cơ hội và tiêu cực. Thiên tai, thảm họa và xung đột và đặc biệt là đại dịch COVID-19 đã khiến thế giới phải hứng chịu nhiều vết thương trong năm 2020.

Khi năm cũ đi qua, dư luận hy vọng năm 2021 sẽ là năm của những thay đổi và sự khởi đầu mới để xua đi quãng ngày u ám vừa qua. Theo dự đoán, năm 2021 chúng ta sẽ đối mặt với cả những thách thức quen thuộc lẫn thách thức mới, cả mặt tích cực, cơ hội và tiêu cực.
 

Cuộc chiến chống COVID-19 chưa chấm dứt và những bất ổn
 

Số ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới đã vượt mốc 80 triệu người. Tuy vậy, những tiến bộ trong sản xuất vaccine và các liệu pháp điều trị được cho là sẽ mang lại hy vọng chấm dứt đại dịch chết chóc này trong năm mới, cho phép cuộc sống dần trở lại bình thường. Trong số đó phải kể đến những loại vaccine ngừa COVID-19 đầy triển vọng như vaccine của Moderna, Pfizer/Biontech.

 
Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 với ưu tiên hàng đầu là cuộc chiến chống COVID-19 và khôi phục kinh tế. Ảnh: NBC.

Thời gian gần đây, khi virus SARS-CoV-2 tiếp tục hoành hành trên toàn cầu, nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Nga đã khởi động chiến dịch tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 quy mô lớn. Bất chấp các nỗ lực đẩy nhanh tiến trình điều chế và sản xuất vaccine, chỉ một phần nhu cầu của thế giới được đáp ứng. Các nước nghèo và những nước chậm phát triển vẫn khó có đủ vaccine nếu không được hỗ trợ.
 

Hơn nữa, đang có rất nhiều lo ngại về việc xuất hiện các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 tại Anh, Nam Phi và Nigeria. Sự xuất hiện các biến chủng này khiến cuộc chiến chống dịch bệnh ngày càng nan giải và phức tạp hơn. Mặc dù nhiều người mong chờ vaccine sẽ là “vũ khí tối thượng” trong cuộc chiến chống COVID-19, vẫn chưa rõ liệu dịch bệnh có được kiểm soát một cách hiệu quả vào năm 2021 hay không, khi còn nhiều yếu tố chưa chắc chắn như tốc độ tiêm chủng, thời gian duy trì kháng thể và các biến thể mới của virus.
 

Trong cuộc họp báo hồi đầu tháng 12, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh: “Tiến bộ về vaccine giúp chúng ta có một bước tiến lớn, và giờ đây chúng ta có thể bắt đầu nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm. Tuy nhiên, WHO quan ngại vì ngày càng nhiều ý kiến cho rằng đại dịch COVID-19 đã kết thúc”. Theo ông Ghebreyesus, cuộc chiến chống đại dịch sẽ là chặng đường dài và thành công phụ thuộc vào hành động của người dân và chính phủ các nước.
 

Tại Mỹ, sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ nhậm chức vào ngày 20-1 với ưu tiên hàng đầu là cuộc chiến chống COVID-19 và khôi phục kinh tế. Khu vực Trung Đông đã chứng kiến một năm “bừng lửa giận” sau các vụ ám sát chỉ huy cấp cao Qasem Soleimani và nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Mohsen Fakhrizadeh của Iran; Thổ Nhĩ Kỳ can dự sâu hơn vào các cuộc xung đột ở Libya và Nagorno-Karabakh; căng thẳng gia tăng giữa Hy Lạp và Ai Cập tại Đông Địa Trung Hải. Theo giới phân tích, xu hướng bất ổn này có thể tiếp tục kéo dài sang năm mới.
 

Liên quan đến vấn đề hậu Brexit, Anh và Liên minh châu Âu (EU) cuối tháng 12-2020 đã đạt được một thỏa thuận thương mại tự do sau 9 tháng đàm phán đầy cam go, mở ra mối quan hệ kinh tế và an ninh mới giữa hai bên giai đoạn hậu Brexit. Thỏa thuận thương mại này chắc chắn sẽ giúp các bên tránh khỏi cuộc chia tay “hỗn độn” khi Brexit chính thức có hiệu lực vào ngày đầu tiên của năm 2021. Tuy nhiên, chính phủ Anh vẫn phải đối mặt với một cuộc chiến “dài hơi” để chứng minh cuộc chia tay với EU là hoàn toàn xứng đáng.
 

Trong năm 2020, dịch bệnh đã khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Trong năm 2021, với những kỳ vọng về tiến bộ trong chiến dịch tiêm chủng đại trà, nền kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ dần thoát khỏi bóng đen COVID-19, dù vẫn còn nhiều rủi ro, liên quan đến tác dụng phụ không mong muốn của vaccine, sự bùng phát trở lại dịch bệnh và gia tăng các khoản nợ. Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới công bố vào tháng 10/2020, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm khoảng 4,4% trong năm 2020, thấp hơn so với mức giảm mà tổ chức này đưa ra vào tháng 6 vừa qua.
 

IMF cho biết, việc sửa đổi này “được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng GDP trong quý II của các nền kinh tế lớn, cùng những dấu hiệu phục hồi kinh tế nhanh hơn trong quý III”. Các nhà phân tích cho rằng, trước mắt, việc tái áp đặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh ở một số quốc gia sẽ kìm hãm đà phục hồi kinh tế. Về lâu dài, đại dịch sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, dẫn đến gia tăng các khoản nợ và phá vỡ tiềm năng tăng trưởng. Gita Gopinath, nhà kinh tế trưởng của IMF nhận xét, quá trình khắc phục hậu quả sẽ kéo dài, không đồng đều và thiếu chắc chắn.
 

Những dự đoán khác
 

Về lĩnh vực công nghệ, với việc các nước từng bước hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các ứng dụng 5G sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ vào năm 2021, đánh dấu sự ra đời của kỷ nguyên mới “Internet of Everything”. Nhiều tập đoàn viễn thông đã đẩy mạnh giới thiệu dịch vụ 5G thương mại, tạo ra các kịch bản ứng dụng mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau, và dần đưa 5G trở thành nền tảng chính cho sự phát triển của kinh tế kỹ thuật số.
 

Theo dự đoán, vào năm 2021, sự mở rộng các ứng dụng 5G, cùng những ưu điểm như tốc độ siêu nhanh, độ trễ cực thấp và mật độ kết nối khổng lồ, sẽ giúp thúc đẩy quá trình số hóa các nghành công nghiệp. Bên cạnh đó, một số đột phá và xu hướng công nghệ sẽ được cung cấp cho công chúng, sẽ gồm Trung Quốc đạt được mục tiêu sản xuất 40% chất bán dẫn mà họ sử dụng trong các thiết bị điện tử sản xuất vào năm 2020 và đạt đến 70% vào năm 2025. Xác suất khả năng này xảy ra 80%.
 

Singapore triển khai Vòng đua lái xe thông minh, cho phép mọi người thực hiện các bài kiểm tra lái xe mà không cần có giám khảo theo cùng trên xe. Vòng đua mới này - vòng đầu tiên ở Đông Nam Á - được thử nghiệm tại Trung tâm Lái xe an toàn Singapore. Xác suất khả năng này xảy ra 70%. Dịch vụ taxi hàng không đầu tiên trên thế giới được ra mắt tại Singapore vào, với mục tiêu cuối cùng là biến nó trở thành một phương tiện giao thông hoàn toàn tự chủ và giá cả phải chăng cho dân chúng.
 

Xác suất khả năng này xảy ra 60%. Siêu máy tính exascale đầu tiên của Mỹ, được gọi là Aurora, hiện đã đi vào hoạt động và sẽ được sử dụng để tăng tốc độ phân tích dữ liệu trong nhiều lĩnh vực khoa học. Xác suất khả năng này xảy ra 100%. Canada đóng góp công nghệ AI và robot (và có thể là phi hành gia) cho sứ mệnh bay lên Mặt Trăng của Mỹ bắt đầu từ năm 2021. Xác suất khả năng này xảy ra 70%.
 

Trong lĩnh vực sức khỏe - y tế, trong 2021, một số đột phá và xu hướng sẽ được công bố rộng rãi như Trung Quốc tăng độ che phủ rừng của nước này từ 21% tổng diện tích đất của nước này vào năm 2018 lên 23% trong năm nay (2020); con số này có thể lên tới 26% vào năm 2035 khi Trung Quốc điều 60.000 binh sĩ trồng cây trong nỗ lực chống ô nhiễm. Xác suất khả năng này xảy ra 100%.
 

EU ban hành lệnh cấm đối với hầu hết các loại nhựa sử dụng một lần; xác suất khả năng này xảy ra 100%. Lệnh cấm “Free Willy” trên toàn quốc có hiệu lực, khiến việc nuôi nhốt cá heo và cá voi trở nên bất hợp pháp. Xác suất khả năng này xảy ra 100%. Canada ban hành thuế carbon tăng dần ở các tỉnh British Columbia, Alberta, Ontario và Quebec từ năm 2020 đến năm 2022. Xác suất khả năng này xảy ra 50%. Lệnh cấm của chính phủ đối với đồ nhựa dùng một lần có hiệu lực. Xác suất khả năng này xảy ra 100%.

Nguồn cand.com.vn

Các tin khác