Jose Mourinho: Đã đến lúc nói câu giã từ MU | ||||||||||
Cập nhật ngày: 1-10-2018 | ||||||||||
Mourinho cạn kiệt ý tưởng, chẳng còn lý do để bào chữa cho thất bại và giờ là lúc ông cần phải nói lời chia tay đội bóng thành Manchester. | ||||||||||
1. Jose Mourinho từng được gán cho biệt danh "Người đặc biệt", nhưng đó là khi ông thành công rực rỡ cùng Porto, Chelsea và Inter Milan trong quá khứ. Còn ở thời điểm hiện tại, Mourinho chỉ còn là cái bóng của chính mình: cô đơn, bất lực và dễ nổi nóng hơn bao giờ hết. Nếu không sa thải Mourinho lúc này, thì BLĐ MU định chờ đến bao giờ?
Quỷ đỏ đang khởi đầu tệ hại nhất trong kỷ nguyên Ngoại hạng Anh. Nếu xét về mặt điểm số, MU của Mourinho cũng chỉ giành được 10 điểm sau 7 vòng đấu như mùa bóng 2013/14 dưới thời David Moyes. "Người được Sir Alex chọn" sau đó đã phải ra đi cùng nỗi tủi hổ và ê chề. Trên sân đấu London, chiến lược gia người Bồ Đào Nha đã đưa ra hàng loạt quyết định khó hiểu. Mourinho dùng cầu thủ trẻ McTominay ở hàng phòng ngự 3 người, trong khi trung vệ cứng Eric Bailly ngồi trên băng ghế dự bị. Alexis Sanchez bị gạt khỏi danh sách đăng ký thi đấu dù anh là một trong những cầu thủ chơi sáng tạo nhất ở phía trên. Thất bại bẽ bàng 1-3 trước West Ham cho thấy sự bấn loạn của Jose Mourinho. Ông cạn kiệt ý tưởng và quay ra phàn nàn về chuyện không áp dụng VAR ở Premier League dẫn đến việc bàn thắng mở tỷ số việt vị của Anderson được công nhận. Tuy nhiên, Mourinho chẳng một lời bào chữa nào về bàn thua thứ 3 của Quỷ đỏ, khi Arnautovic dễ dàng khuất phục De Gea trong pha đối mặt. Sẽ chẳng có cầu thủ nào xả thân chiến đấu hết mình vì Mourinho nếu như hết lần này đến lầm khác ông đổ lỗi, chỉ trích các học trò công khai trên các phương tiện truyền thông. Trái lại, nó chỉ mang đến những cơn sóng ngầm trong phòng thay đồ. Và khi mâu thuẫn bùng phát, điển hình như trường hợp lùm xùm với Pogba, mọi thứ bị xới tung tạo nên khung cảnh hỗn loạn trong nội bộ đội bóng. 2. Cho đến hiện tại, Mourinho vẫn không chịu thừa nhận chiến thuật mà ông áp dụng cho MU quá cứng nhắc và lỗi thời.
Bóng đá hiện đại chạy theo xu thế tấn công, với lối đá pressing liên tục và những triết lý đầy biến ảo. Nhìn quanh Premier League, với các nhà cầm quân mới, cả Chelsea hay Arsenal đều thay da đổi thịt theo chiều hướng tích cực. Jurgen Klopp cũng mùa thứ 3 huấn luyện Liverpool, nhưng cách tiếp cận và triết lý bóng đá mà ông thổi vào The Kop mang sự lạc quan cùng khí thế hừng hực. Man City với Pep Guardiola thì khỏi phải nói. Mất một mùa đầu gây dựng, giờ The Citizens cũng trình diễn thứ bóng đá mê hoặc đang thống trị Ngoại hạng Anh. Còn Mourinho thì sao? Ba mùa giải với hàng trăm triệu bảng đổ vào thị trường chuyển nhượng. Ấy thế mà người hâm mộ vẫn không thấy được một lối chơi rõ ràng mạch lạc của MU. Xuyên suốt sự nghiệp huấn luyện của mình, Mourinho luôn yêu cầu học trò thi đấu trên nền tảng hàng thủ chắc chắn và khai thác triệt để điểm yếu đối thủ. Nhưng tuần này qua tuần khác, Quỷ đỏ lại phơi bày không ít tử huyệt dưới hậu tuyến. Hai bản hợp đồng đắt giá mà ông đưa về để củng cố hàng phòng ngự là Bailly và Lindelof đến lúc này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Alexis Sanchez rất "bá đạo" trong màu áo Arsenal nhưng dưới trướng Mourinho chẳng khác nào phế nhân.
3. Chelsea sa thải Mourinho tháng 12/2015 khi bị trôi dạt xuống nửa sau BXH Premier League. Nhưng có điểm giống với MU hiện tại: HLV người Bồ Đào Nha đã tạo ra xung đột lớn với chính con người trong đội ngũ của mình. Mourinho chỉ trích chính sách chuyển nhượng MU, cho rằng mình không nhận được đủ sự hậu thuẫn từ BLĐ. Ông thổi bùng xung đột với cầu thủ đắt giá nhất Paul Pogba và gần như mất kiểm soát phòng thay đồ. Hội chứng "mùa thứ 3" tồi tệ dường như đang tiếp tục vận vào Mourinho. Dẫu rằng trên góc khán đài Stretford End vẫn còn nhiều CĐV nhiệt thành ủng hộ và hát vang tên ông, nhưng sự kiên nhẫn ấy sẽ còn kéo dài bao lâu?
Với MU, mùa giải còn dài và có thể cứu vãn được nếu GĐĐH Ed Woodward sớm ra tay hành động. Một sự thay đổi trên băng ghế huấn luyện để chấm dứt mọi xung đột và vẽ lên diện mạo mới cho Quỷ đỏ thành Manchester.
Bóng đá hiện đại chạy theo xu thế tấn công, với lối đá pressing liên tục và những triết lý đầy biến ảo. Nhìn quanh Premier League, với các nhà cầm quân mới, cả Chelsea hay Arsenal đều thay da đổi thịt theo chiều hướng tích cực. Jurgen Klopp cũng mùa thứ 3 huấn luyện Liverpool, nhưng cách tiếp cận và triết lý bóng đá mà ông thổi vào The Kop mang sự lạc quan cùng khí thế hừng hực. Man City với Pep Guardiola thì khỏi phải nói. Mất một mùa đầu gây dựng, giờ The Citizens cũng trình diễn thứ bóng đá mê hoặc đang thống trị Ngoại hạng Anh. Còn Mourinho thì sao? Ba mùa giải với hàng trăm triệu bảng đổ vào thị trường chuyển nhượng. Ấy thế mà người hâm mộ vẫn không thấy được một lối chơi rõ ràng mạch lạc của MU. Xuyên suốt sự nghiệp huấn luyện của mình, Mourinho luôn yêu cầu học trò thi đấu trên nền tảng hàng thủ chắc chắn và khai thác triệt để điểm yếu đối thủ. Nhưng tuần này qua tuần khác, Quỷ đỏ lại phơi bày không ít tử huyệt dưới hậu tuyến. Hai bản hợp đồng đắt giá mà ông đưa về để củng cố hàng phòng ngự là Bailly và Lindelof đến lúc này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Alexis Sanchez rất "bá đạo" trong màu áo Arsenal nhưng dưới trướng Mourinho chẳng khác nào phế nhân.
3. Chelsea sa thải Mourinho tháng 12/2015 khi bị trôi dạt xuống nửa sau BXH Premier League. Nhưng có điểm giống với MU hiện tại: HLV người Bồ Đào Nha đã tạo ra xung đột lớn với chính con người trong đội ngũ của mình. Mourinho chỉ trích chính sách chuyển nhượng MU, cho rằng mình không nhận được đủ sự hậu thuẫn từ BLĐ. Ông thổi bùng xung đột với cầu thủ đắt giá nhất Paul Pogba và gần như mất kiểm soát phòng thay đồ. Hội chứng "mùa thứ 3" tồi tệ dường như đang tiếp tục vận vào Mourinho. Dẫu rằng trên góc khán đài Stretford End vẫn còn nhiều CĐV nhiệt thành ủng hộ và hát vang tên ông, nhưng sự kiên nhẫn ấy sẽ còn kéo dài bao lâu? Với MU, mùa giải còn dài và có thể cứu vãn được nếu GĐĐH Ed Woodward sớm ra tay hành động. Một sự thay đổi trên băng ghế huấn luyện để chấm dứt mọi xung đột và vẽ lên diện mạo mới cho Quỷ đỏ thành Manchester. |
||||||||||