Có thể gây ung thư, vô sinh
Như chúng tôi đã đưa tin, ông Nguyễn Tứ (Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Đà Nẵng) xác nhận về việc kiểm tra, lấy 25 mẫu măng tươi, dưa cải tại các chợ, cơ sở chế biến trên địa bàn TP Đà Nẵng gửi đến Trung tâm Phân tích thí nghiệm TP HCM để kiểm tra chất cấm Aurmine.
Kết quả phân tích cho thấy có hai mẫu măng màu trắng không có chất cấm Aurmine, còn 7 mẫu măng màu vàng có chứa chất cấm Aurmine. Chất cấm Aurmine là chất cực độc có khả năng gây ung thư, xếp thứ năm trong số 20 chất có khả năng gây ung thư nếu tồn dư trong cơ thể. Chất này là loại phẩm nhuộm dùng trong công nghiệp chủ yếu là ngành dệt may.
PGS.TS Dương Duy Đồng (Đại học Nông lâm TP HCM) cho hay, Aurmine thường được biết với tên phẩm nhuộm công nghiệp vàng. Hóa chất này được chỉ định chỉ dùng trong công nghiệp, không được sử dụng trong thực phẩm hay phụ gia trộn vào thức ăn cho người lẫn động vật.
Măng nhuộm màu có thể gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe con người |
<span times="" new="" roman',="" times,="" serif;="" font-size:="" 16px;"="" style="border: 0px; margin: 0px; outline: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline; background: none;">Luật sư cho biết, kể từ 1/7 có nhiều quy định cụ thể về an toàn thực phẩm bằng cách phân loại nhóm hành vi. Nếu vi phạm, người vi phạm có thể bị phạt từ 200 đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 đến 7 năm. |
Theo ông Đồng, trong một nghiên cứu cho thấy chuột bị ung thư khi sử dụng Aurmine. Nó cũng gây nhiều tác động không tốt đến động vật sống trong các thí nghiệm. Do đó, nếu con người sử dụng chất này cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi con người ăn vào, hóa chất Aurmine sẽ tích lũy lâu dài làm ảnh hưởng đến tim mạch, suy hô hấp, trụy tim, và có thể gây ung thư.
Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương (bệnh viện Nguyễn Tri Phương) cũng có ý kiến tương tự. Aurmine là chất cấm thường được dùng để nhuộm trong công nghiệp như nhuộm gỗ, nhuộm vải hoặc quét tường… Chất này tuyệt đối không được sử dụng cho người. Ngoài khả năng gây ung thư, Aurmine nếu tiếp xúc với da có thể gây bong tróc da, gây sặc khi tiếp xúc qua đường hô hấp, gây viêm phế quản. Nếu hóa chất này tích tụ trong người lâu ngày có thể gây vô sinh, hư gan, mật…
Theo ông Phương, việc sử dụng hóa chất Aurmine để nhuộm măng vàng hay nhuộm bất kì thực phẩm nào khác đều là một tội ác, là hành vi vô lương tâm.
Có thể bị phạt tù
Theo nhiều bác sĩ, không chỉ măng ngậm hóa chất Aurmine mà ngay cả măng tươi cũng chứa nhiều rủi ro cho sức khỏe. Trong măng có chất có thể biến thành axit cyanhydric khi vào cơ thể người gây thiếu oxy, khiến nhức đầu, chóng mặt… Do đó, khi sử dụng măng, người dân cần luộc nhiều lần để giải phóng chất độc.
Ông Nguyễn Tứ đưa ra lời khuyên khi mua thực phẩm, người dân cần cảnh giác, không nên chuộng các loại có màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt mà không biết rõ nguồn gốc. Người dân cũng cần cảnh giác các thực phẩm, thức ăn có tẩm màu mà không biết chất tạo màu đó có gây hại cho sức khỏe hay không.
Người dân cần chú ý khi mua măng về sử dụng |
Ông cũng chia sẻ cách nhận dạng măng khi mua ở chợ. Đối với măng đã được sơ chế mà không ngậm hóa chất thường có mùi ngái, màu đậm, dùng tay bấm không mủn. Măng ngậm hóa chất thường có màu trắng nhợt hoặc vàng sẫm.
Luật sư Nguyễn Đức Chánh (đoàn luật sư TP HCM) cho biết, trong khoảng thời gian qua, cơ quan chức năng khắp cả nước phát hiện nhiều vụ măng ngậm hóa chất độc hại. Theo Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 có nhiều quy định cụ thể về an toàn thực phẩm bằng cách phân loại nhóm hành vi.
Đối với những người sử dụng hóa chất, chất phụ gia, chế biến, bảo quản… gây hại đến sức khỏe con người tùy vào từng mức độ vi phạm và nguy hiểm mà có thể bị phạt hành chính từ 200 đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 đến 7 năm. Thậm chí, người vi phạm có thể bị cấm hành nghề từ 1 đến 5 năm.
Nguồn vietnamnet.vn