|
Bún ba khía có ở một số tỉnh miền Tây như Hà Tiên, Kiên Giang gần đây. Món ăn này có hai nguyên liệu là bún tươi và ba khía hấp nước dừa ăn cùng nước mắm chua ngọt.
|
|
"Ba khía không nhiều thịt, lại ăn kèm nước mắm chua ngọt nên chỉ ăn để biết chứ không phải để thưởng thức", anh Minh, nhà ở quận 2, chia sẻ sau khi ăn món này.
|
|
Bún kèn là đặc sản của Châu Đốc và Kiên Giang. Nguyên liệu để nấu bún kèn gồm nước cốt dừa, thịt cá, ngũ vị hương, bột điều, sả, nghệ. Món bún có vị thanh, tươi mát. Bạn có thể tìm thấy món bún này trên đường Võ Thị Sáu (quận 3,TP.HCM).
|
|
Bún cá có nguyên liệu chính là cá lóc. Món ăn có vị thanh ngọt tự nhiên với nước lèo trong vắt, sợi bún trắng ngần kèm theo cá, tôm, thịt heo quay ăn kèm. Bạn có thể tìm thấy bún cá ở các tuyến đường lớn và các chợ như Bến Thành, Tân Định, Bàn Cờ...
|
|
Bún cá lóc được người bán giới thiệu là món ăn biến tấu của bún cá và bún nước lèo. Món bún này có nước dùng trong vắt, chua nhẹ ăn kèm cá lóc đồng xào nghệ. Để bạn có thể cảm nhận hương vị của món ăn, người bán thường nhắc bạn ăn kèm rau đắng đất, chấm cá với nước mắm ớt nguyên chất.
|
|
Bún bì được xem như một món điểm tâm ở một vài tỉnh thuộc miền Tây. Món ăn có nhiều thành phần, tuy nhiên, người ta thường đánh giá món ăn dựa vào bì và nước mắm ăn kèm. Hiện ở TP.HCM, bạn có thể tìm thấy bún bì trong chợ Bàn Cờ, quận 3. Gánh hàng này bán từ 11h hàng ngày.
|
|
Bún mắm từ lâu được xem là đặc sản của Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu… Bún mắm hấp dẫn với hương thơm của mắm linh và mắm cá lóc được nấu thành nước lèo.
|
|
Bún nhâm còn được gọi là gỏi đu đủ. Tên gọi này xuất phát từ phần gỏi đu đủ trong món ăn. Món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa rau, bún, nước cốt dừa, nước mắm chua ngọt.
|
|
Bún nước lèo là đặc sản của Sóc Trăng. Ngoài các nguyên liệu quen thuộc như trong bún mắm, bún cá, bún nước lèo có một loại gia vị đặc biệt - ngải bún. Khi chế biến, gia vị này giúp át đi các nguyên liệu nặng mùi trong món ăn.
|
|
Bún ba khía có ở một số tỉnh miền Tây như Hà Tiên, Kiên Giang gần đây. Món ăn này có hai nguyên liệu là bún tươi và ba khía hấp nước dừa ăn cùng nước mắm chua ngọt.
|
|
"Ba khía không nhiều thịt, lại ăn kèm nước mắm chua ngọt nên chỉ ăn để biết chứ không phải để thưởng thức", anh Minh, nhà ở quận 2, chia sẻ sau khi ăn món này.
|
|
Bún kèn là đặc sản của Châu Đốc và Kiên Giang. Nguyên liệu để nấu bún kèn gồm nước cốt dừa, thịt cá, ngũ vị hương, bột điều, sả, nghệ. Món bún có vị thanh, tươi mát. Bạn có thể tìm thấy món bún này trên đường Võ Thị Sáu (quận 3,TP.HCM).
|
|
Bún cá có nguyên liệu chính là cá lóc. Món ăn có vị thanh ngọt tự nhiên với nước lèo trong vắt, sợi bún trắng ngần kèm theo cá, tôm, thịt heo quay ăn kèm. Bạn có thể tìm thấy bún cá ở các tuyến đường lớn và các chợ như Bến Thành, Tân Định, Bàn Cờ...
|
|
Bún cá lóc được người bán giới thiệu là món ăn biến tấu của bún cá và bún nước lèo. Món bún này có nước dùng trong vắt, chua nhẹ ăn kèm cá lóc đồng xào nghệ. Để bạn có thể cảm nhận hương vị của món ăn, người bán thường nhắc bạn ăn kèm rau đắng đất, chấm cá với nước mắm ớt nguyên chất.
|
|
Bún bì được xem như một món điểm tâm ở một vài tỉnh thuộc miền Tây. Món ăn có nhiều thành phần, tuy nhiên, người ta thường đánh giá món ăn dựa vào bì và nước mắm ăn kèm. Hiện ở TP.HCM, bạn có thể tìm thấy bún bì trong chợ Bàn Cờ, quận 3. Gánh hàng này bán từ 11h hàng ngày.
|
|
Bún mắm từ lâu được xem là đặc sản của Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu… Bún mắm hấp dẫn với hương thơm của mắm linh và mắm cá lóc được nấu thành nước lèo.
|
|
Bún nhâm còn được gọi là gỏi đu đủ. Tên gọi này xuất phát từ phần gỏi đu đủ trong món ăn. Món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa rau, bún, nước cốt dừa, nước mắm chua ngọt.
|
|
Bún nước lèo là đặc sản của Sóc Trăng. Ngoài các nguyên liệu quen thuộc như trong bún mắm, bún cá, bún nước lèo có một loại gia vị đặc biệt - ngải bún. Khi chế biến, gia vị này giúp át đi các nguyên liệu nặng mùi trong món ăn.
|
Theo: Vietnamnet.vn
|